Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hình thái và sức sống của hạt phấn, tìm ra một số biện pháp cải thiện sự đậu trái và hạn chế rụng trái non trên dâu Hạ Châu. Đề tài đã thực hiện 5 thí nghiệm trên cây dâu Hạ Châu (đực và cái) từ 8-24 năm tuổi từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011 tại huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy hạt phấn dâu Hạ Châu có kích thước 18,8 ± 0,3 µm, tỉ lệ ăn màu Acetocarmin tương ứng với tỷ lệ hạt phấn có sức sống đạt 86%. Trong môi trường nuôi cấy, H3BO3 nồng độ 10 ppm làm tăng tỉ lệ nẩy mầm hạt phấn và sự phát triển chiều dài ống phấn, NAA 20-40 ppm giúp hạt phấn nẩy mầm trên 50% sau 6-12 giờ và đạt 100% sau 24 giờ. Hạt phấn sau khi thu hoạch sống đến 18 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng, bảo quản ở 20- 25o C có thể sống đến 48 giờ. Phun GA3 ở nồng độ 40 ppm giai đoạn 10-15 ngày sau khi đậu trái có hiệu quả giảm sự rụng trái non gấp 2,5 so với đối chứng